♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Tết ★「テト」ベトナムの旧正月

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 _
PostSubject: Tết ★「テト」ベトナムの旧正月   Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 I_icon_minitime07.09.09 18:01




テトを迎えよう

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 Tet06Large2006


①年末・かまどの日(旧暦の12月23日/2009年新暦は1月18日)
 各家庭に奉られる守り神「かまどの神様/Ong Tao」が、一家の1年を天の神に報告する日。無事にかまどの神様が天に昇れるよう、供え物をおくる。この日で1年を締め、以降、大掃除などで旧年の厄を取り払うことが多い。

②大晦日(旧暦の12月30日/2009年新暦は1月25日)
 丸1日、家族総出で準備。正月料理の支度、飾りつけなどを行う。なお、家の壁のペンキ塗り、衣類・カーテンなどの洗濯など、全ての準備はテトまでに終えなければならない。借金がある場合は旧年内に返済し、家族や友人間の問題を解消しておくことも重要。

③大晦日~元旦
 新年の準備が整ったら、寺院や廟、教会などへ初詣に訪れる。大晦日の深夜12時頃から元旦にかけての参拝が一般的で、その後、寺院や祭壇、廟の前に植えられた木の葉の若芽を摘み取り、家へ持ち帰る。若芽は神仏が与えてくれた、幸福を招くものとされているのだ。

④元旦(旧暦の1月1日/2009年新暦は1月26日)
 初詣の後、子どもたちは両親や祖父母の元へ年始の挨拶に訪れる。大人はやって来た子どもたちにお年玉を渡す。その後、友人や知人等に電話をかけ、新年の挨拶を交わす。 *テトの初日(元旦)は、祖先や祖父母のためのテトとされている。つまり、元旦は他の人よりも父母、祖父母、祖先に先に挨拶をするが、これはまず目上から目下のものへ、幸福を受け取る順序があるからという。



テトのルール


 おめでたいテトだが、「しなければいけない、してはいけない」ルールもちらほら。ベトナムの人々と新年を共に楽しむために、しっかり心しよう。

①元旦の午前中は外出を控えよう
 ベトナムでは新年最初の客がその年の運勢を決めるといわれている。また悪いことがおこると、年の最初の客人のせいにされることもあるため、年始の挨拶をするにも午後など、最初の客とならないようにしよう。ちなみに最初の客人は男性が好まれ、女性はよくないとされている。

②終始おだやか。笑顔を忘れずに
 1年のはじめとして幸せを共有するため、喧嘩をしたり、人の悪口や口論、よくない言葉を使ってはいけない。親が子供をしかったり、説教することも慎んだほうがよい。

③その他
 動物を殺してはならない。
 ものを壊してはならない。
 元旦はゴミを外に出してはいけない。
 年が明けたら、古い衣類ではなく、新しい服を着るようにする。



テト料理

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 U33_dinhhoi


テト期間中は市場が閉まる上、休日として料理を作ることが少なかったことから、ベトナムの正月料理は作りおきができ保存のきくものが多い。中でもテトを代表する食べ物といえば、「バインチュン/Banh Chung」とよばれる巨大ちまき。もち米をゾン(Dong)と呼ばれる緑葉で包み、12時間ほど茹で上げたもので、完全殺菌された上に、幾重にも重なる葉が外気との接触を防ぐため、長期保存が可能となっている。

 このバインチュンはベトナム北部では四角形で緑豆と豚肉が入っているが、中部や南部では円筒形をしており、「バインテト/Banh Tet」と呼ばれている。具も小豆を使った赤飯風やココナッツ&バナナ風味のものなど北部にはないバリエーションが豊富にある。




バインチュンの伝説

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 Goibanh


 テトを代表する料理「バインチュン」。この由来には諸説あるが、ベトナムの始祖であるフン(Hung)王にちなんだ話が伝えられている。

 20人ほど子供がいたというフン王。そんな彼が世継ぎを決める際、王となるにふさわしい力と知恵を持つものを探すため、王子たちを試してみた。「わが祖先を奉るために最もふさわしい、そして王である私の舌を満足させる食べ物を用意しなさい」と。

 他の王子たちが満足するものを作れない中、いちばん年下の王子が作ったもの、それが緑豆餡とひき肉、もち米の入った四角いバインチュンだったという。限られた材料を余すところなく使い、なおかつ美味しい、そんなバインチュンをすっかり気に入った王。それ以来、ベトナム人はテトの時期になると、祖先供養のために特にバインチュンを用いるようになったのだとか。


Last edited by Mèo Âu on 07.09.09 18:07; edited 1 time in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 _
PostSubject: Re: Tết ★「テト」ベトナムの旧正月   Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 I_icon_minitime07.09.09 18:03

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.


Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.


Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 _
PostSubject: Re: Tết ★「テト」ベトナムの旧正月   Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 I_icon_minitime07.09.09 18:14

Các cụ vẫn nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cũng vì cái lẽ ấy mà hầu hết mọi người đều làm theo những tục lệ kiêng kị, nhất là những điều cần kiêng trong ngày đầu năm để năm ấy được thuận buồm xuôi gió...


Cái Tết bắt đầu cho một năm mới nên những điều kiêng kị đều là những điều cần phải tránh phạm phải trong những ngày Tết.


Từ trong sâu thẳm người ta tin rằng Tết đến sẽ mang theo những may mắn, tài lộc cho mọi nhà. Nhà nào được nhều tài lộc dịp Tết sẽ được may mắn trong cả năm. Nhà nào gặp điều xúi quẩy, không kiêng kị được trong mấy ngày Tết thì cả năm sẽ bị vận hạn đeo đẳng. Cũng bởi vậy mà việc kiêng kị trong những ngày Tết được hầu hết các gia đình Việt Nam đặt lên hàng đầu.


Kiêng quét nhà:

Theo các cụ, những ngày cuối năm cần phải dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ bởi từ giao thừa sẽ phải kiêng quét nhà, đổ rác cho đến hết ngày mùng 1 Tết. Nếu có quét nhà thì cũng chỉ nên quét gọn rác vào một góc nhà kẻo quét đi hết mọi tài lộc. Theo tục kiêng quét nhà, nhà nào quét nhà vào ngày mùng 1 cả năm sẽ nghèo khó, khánh kiệt. Sau khi quét nhà cần cất hết chổi đi bởi nếu nhà nào mất chổi, nhà ấy năm đó sẽ bị trộm quét sạch của cải.


Xông nhà:

Xông nhà là một tục lệ ngày Tết rất được chú trọng bởi điều này liên quan đến vận hạn cả năm của gia chủ. Người xông nhà cho gia chủ phải là một người có tuổi không xung với năm đó và hợp với gia chủ. Bởi vậy phần lớn các gia đình đều “nhắm” trước một người thân hữu có đủ mọi điều kiện và mời đến xông nhà để cả năm được thuận lợi, may mắn.


Cách ứng xử:

Ngày Tết khởi đầu cho một năm nên cần hướng đến những điều tốt đẹp. Con người phải thật tươi tắn, vui vẻ, ứng xử hòa nhã, tránh cãi vã, xung đột, tránh làm đổ vỡ chai lọ kẻo bị mất dông... vì theo các cụ những điều không hay đầu năm sẽ ảnh hưởng đến vận hạn của cả năm ấy. Tránh nói năng bừa bãi, nói những lời xui xẻo như: chết rồi, thôi rồi, toi rồi...


Tranh Tết:

Người ta cho rằng, ngày Tết treo các bức tranh tứ quí, vinh hoa phú quí, tranh hoa quả, những bức tranh Đông hồ biểu tượng cho sự sum vầy, đầy đủ sẽ khiến cho cả năm ấy của gia chủ luôn được sung túc. Ngày Tết cần được trang hoàng bởi những gam màu sắc rực rỡ của hoa, đèn điện.


Kiêng cho lửa, nước:

Những người nào vào đầu năm có vô tình đi xin lửa hoặc nước phần lớn sẽ bị gia chủ tỏ ý không hài lòng bởi theo quan niệm xưa của các cụ: lửa biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, cho lửa nghĩa là cho đi sự may mắn cả năm. Nước biểu tượng cho của cải (của cải như nước) nên nhà ai cũng chứa nước đầy bể, đầy thùng.


Kiêng vay mượn, trả nợ đầu năm

Những việc vay mượn, trả nợ cần phải giải quyết dứt điểm trong năm cũ. Không chỉ kiêng vay mượn, trả nợ trong dịp đầu năm, người ta còn rất kị điều này vào những ngày rằm và mùng 1.


Kiêng ăn một số loại thực phẩm

Đầu năm, kể cả đầu tháng đều phải kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, cá mè... kẻo cả năm, cả tháng xúi quẩy.


Kiêng xuất hành vào ngày mùng 5

Ca dao có câu "Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.", bởi theo các cụ đó là những ngày có sao xấu, không thích hợp cho việc xuất hành, trong đó ngày mùng 5 Tết là ngày Nguyệt kỵ.


Kị mai táng

Tết là ngày vui nên rất kỵ mai táng. Những người mà trong gia đình có tang trong năm không được đi chúc Tết. Nếu gia đình nào có người chết vào ngày 30 tháng chạp thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó nếu không phải chờ sang đến ngày mùng 1. Nếu chết vào đúng ngày mùng 1 thì phải chờ đến sáng mùng 2 mới làm lễ phát tang.


Những phong tục kiêng kị ngày Tết tạo nên màu sắc đa dạng cho ngày Tết của cả dân tộc. Những điều kiêng kị khiến cho đời sống tinh thần của người Việt được phong phú hơn. Nhưng cũng đừng nên kiêng kị quá hóa mê tín mà làm mất vui trong những ngày Tết


L.A (TH)(aFamily)
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 _
PostSubject: Re: Tết ★「テト」ベトナムの旧正月   Tết ★「テト」ベトナムの旧正月 I_icon_minitime

Back to top Go down
 

Tết ★「テト」ベトナムの旧正月

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: 資料館★Tư liệu quán :: 資料★Tư Liệu-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum hosting  | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com