♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Đánh phết

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Đánh phết _
PostSubject: Đánh phết   Đánh phết I_icon_minitime28.11.09 11:21

ĐÁNH PHẾT :

trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người ĐP chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1 m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc. Người chơi xô đẩy nhau reo hò rất náo nhiệt. Có người cho rằng trò ĐP có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ.

Spoiler:




Cưỡi ngựa đánh phết



Ngoài môn chạy bộ đánh phết, dân tộc ta còn có môn cưỡi ngựa đánh phết rất được ưa chuộng ở vùng trung du Bắc Bộ.

Sân chơi được chọn ở một khu đất rộng dãi để đủ sức cho ngựa phi. Người hơi cưỡi ngựa, thường là nam giới, một tay cầm cương, một tay dùng gậy dài đánh phết. Quả phết được làm bằng da thú nhồi bông hay bằng gỗ có sơn đỏ. Hai mốc được làm bằng hai cọc gỗ cao quá đầu người. Người ta chơi cưỡi ngựa đánh phết trong hai tiếng nhạc và tiếng trống. Cũng như môn chạy bộ đánh phết, bên nào đánh được nhiều quả phết qua cọc của đối phương thì thắng. Ở môn cưỡi ngựa đánh phết thì phết thường được đánh bổng, hất tung lên chứ không đánh sệt dưới đất như trong chạy bộ đánh phết.

( Theo sách trò chơi dân gian Việt Nam )



Đánh phết cướp cầu


Ở xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có hội phết rất vui vào đúng ngày mùng 7 Tết. Xã có 3 thôn là Đông Lai, Trụ Thạch và Ngọc Xuân. Năm nào cả 3 thôn này cũng đều tổ chức đánh phết, nhưng năm nào mất mùa, thì chỉ có thôn Đông Lai mở hội.

Lễ thức đả cầu cướp phết được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc:

1-Các trai đinh cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm. Chỉ dùng tay không khi cướp quả phết.

2-Các trai đinh cầm mồng phết có hình cong làm bằng gốc tre có khắc hình đầu long mã, dài 1m20. Trai đinh cầm mồng phết đuổi theo người cướp cầu bằng tay. Nếu ôm được quả cầu thì người cầm phết đuổi theo bổ và ngoặc.

Đánh phết P6mb6qmkfznjqmfq2


Khi các cụ tế lễ xong thì quả cầu và 2 phết được xếp lên kiệu trước sân đình. Sau 3 hồi trống chiêng, cụ Mệnh ôm quả cầu đi dưới gầm kiệu, hàng trăm trai đinh cởi trần, đóng khố, chít khăn đỏ đứng chờ sẵn phía trước kiệu. Cụ Mệnh hô phép thần. Làm lễ ăn lễ, ăn trầu, búi tóc, vươn vai thì các trai đinh cầm phết làm động tác tương tự theo lời hô của cụ Mệnh và làm lễ 4 vái. Cụ Mệnh hô: "Đón cầu". Một trai đinh vào ôm cầu chạy ra cổng, mọi người đuổi theo ôm giằng lấy nhau cứ thế quả cầu được di chuyển dưới sự chỉ huy của người cầm cờ sai, là người thân hình to khoẻ, giọng vang như sấm, thắt lưng đỏ, đầu thắt khăn chéo, chân quấn xà cạp hô to: "Tiến lên!". Người cầm mồng phết đuổi theo vây quanh người cướp cầu. Không khí hội xuân thật náo nhiệt.

Từ cổng đình ra tới Mô phết 250 mét, Mô phết cao 1,5 mét trên thửa ruộng có diện tích 240m2. Khi kiệu đi đến Mô phết, một trai đinh khoẻ mạnh nhất ôm quả cầu đặt lên đỉnh mô phết, cụ Mệnh, cụ cầm phết làm động tác giao tranh, rồi tiếng trống liên hồi, sau 3 hồi kiệu rước về đền thì đám người cướp cầu tự do, núi người tiếp tục chồng lên nhau. Năm nào cũng vậy, phải đến 6, 7 giờ tối mới rước quả cầu vào đền và phát thưởng cho trai đinh cướp được quả cầu.

Các trai đinh người nào cũng dính đầy bùn đất nhưng rất vui vẻ với tâm trạng của người chiến thắng. Tục đả cầu cướp phết là ôn lại việc giữ đất, trấn ải của các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Không khí toàn dân luyện binh đánh giặc giữ nước quả là còn rất đậm đà trong ký ức dân gian.

Chơi đánh phết cướp cầu, còn gọi là "phết bộ", một hình thức phổ biến nhất còn có ở các hội làng vùng đất Tổ Hùng Vương (thuộc hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc ngày nay). Ngoài "phết bộ" còn phết cưỡi ngựa. Từ triều thời Lý, phết đã là một môn điển hình dân tộc được ưa chuộng, từ hoàng tộc đến thường dân đều chơi. Tuy vậy ở vùng đất Tổ, mỗi địa phương lại có những tục lệ và hình thức chơi phết khác nhau.

Ở xã Hiền Quan (Tam Thanh, Phú Thọ) có hội phết lớn tổ chức vào ngày 13 tháng giêng (âm lịch). Phết ở đây được tổ chức chơi 3 ván, với lệ nghiêm ngặt là lúc nào cũng phải giữ cho phết sệt đất, không được hất tung lên. Xã Thượng Xá (Sông Thao, Phú Thọ) lại đánh quả phết bằng gỗ, hố đặt phết được gọi là "cối". Các phe đấu giành nhau đưa quả cầu về phía giáp mình. Họ tin rằng giáp nào giành được phết là năm đó làm ăn phấn chấn.

Hội phết ở thôn Vi cũng là một hội lớn ở huyện Lâm Thao xưa (nay là huyện Phong Châu, Phú Thọ). Quả phết to như cái ấm ủ, lại bằng gỗ lim nên rất nặng, giữa bãi đào một hố sâu ngập đầu người, đường kính 1,5 mét. Chủ tế đọc bài giáo phết rồi thả quả cầu xuống hố. Dưới hố có hai người của 2 phe đã chực sẵn đón quả cầu. Khi họ mang cầu nhảy lên miệng hố là hai bên đấu thủ xông vào tranh cướp. Điều khác với nơi khác là ở Sơn Vi vừa cướp cầu chuyền tay, vừa đánh cầu bằng gậy, nhưng cướp tay nhiều hơn. Ngày thứ nhất vào ngày mùng 1 Tết (âm lịch), chơi một bàn cầu, mùng 2 Tết chơi hai bàn cầu và mùng 3 Tết chơi hai bàn cầu và kết thúc bằng bàn phết. Phe nào đưa được cầu về phía địa phận thôn mình là được. Theo truyền thuyết, phết Sơn Vi là hình thức luyện quân đánh giặc của cha ông ngày xưa.

Trọng Bảo (tổng hợp)
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Đánh phết _
PostSubject: Re: Đánh phết   Đánh phết I_icon_minitime28.11.09 11:32

Đánh phết Brqa3zfm57s6pi91eq70
Đánh phết - “Vui ra phết”


Quả Phết được đẽo bằng gỗ hoặc may bằng túi vải, túi da nhồi bông, hình dáng tựa như quả dừa sơn son. Gậy đánh phết làm bằng gộc tre hình móc câu, hoặc bằng gỗ đẽo hình bơi chèo dài bằng sải tay. Sân chơi có cầu môn vạch vôi hoặc đào hố làm điểm giới hạn phân thắng bại. Cách đánh thì mỗi nơi mỗi khác theo quy tắc riêng.

Ở Kinh đô, các cuộc đánh Phết do vua quan tổ chức quy mô lớn, người xem đông không chỗ chen chân. Hai đội thi, mỗi đội có 12 đấu thủ cưỡi ngựa mang sắc phục riêng để dễ phân biệt.

Theo lệnh của chỉ huy đồng thời là “trọng tài”, ném quả Phết ra giữa sân báo hiệu bắt đầu cuộc thi. Hai đội thúc ngựa lao vào cuộc đấu, dùng gậy lựa miếng hất quả Phết vào cầu môn của đối phương.

Mỗi đội có một giá để cắm cờ mỗi khi thắng. Mỗi lần quả Phết được hất vào cầu môn, trống chiêng nổi lên cùng với tiếng hò reo cổ vũ. Nếu quả Phết thắng mà do chính nhà vua là đấu thủ thì trống đồng và quân nhạc nổi lên bài “đại hạ” tưng bừng... Quần thần và đấu thủ cả hai đội đều được ban thưởng rượu ngự. Quan hộ giá tung tiền ban phát cho dân.

Đánh Phết là trò vui thượng võ hào hùng, một môn thể thao dân tộc cổ truyền mà bà Thiều Hoa - nữ tướng của Hai Bà Trưng - đã tổ chức để rèn luyện sức dẻo dai cho quân sĩ.

Thời Lý - Trần, tại Thăng Long nhà vua thường tổ chức cho các tướng trong triều thi đấu để dân trăm họ cùng vui chung. Các cuộc thi đấu Phết đều thu hút đông đảo người xem, hò reo khích lệ, ồn ào sôi động, bởi vậy câu nói truyền miệng dân gian “Vui ra phết” đã trở nên một thành ngữ đến ngày nay.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
 

Đánh phết

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Make a forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com