♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô _
PostSubject: Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô   Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô I_icon_minitime29.09.13 22:59

Vĩnh Sính (Exryu Canada)
Giáo sư Sử học - Ðại học Alberta, Canada

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-01-217

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-02-218

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-03-219

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-04-220

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-05-221

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-06-222

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-07-223

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-08-224

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-09-225

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-10-226

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-11-227

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-12-228

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-13-229

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-14-230

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô _
PostSubject: Re: Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô   Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô I_icon_minitime29.09.13 23:07


Asaba Sakitaro
Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba_Sakitaro


Bia tạ ơn Asaba Sakitaro
Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba-Bia


Cụ Phan trước bia tạ ơn
Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba_BiaTruocMoAsaba


Nguyễn Thái Bạt
Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba_NguyenThaiBat

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô _
PostSubject: Re: Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô   Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô I_icon_minitime30.09.13 0:13

Tấm Bia Kỷ Niệm của Cụ Phan Bội Châu
Trương Văn Tân (Exryu 70,  Úc Châu)
Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô Asaba_Giai_thich

Fukuroi (Shizuoka-ken) nằm trên tuyến đường xe lửa Tokaido là một thị trấn không có gì đặc sắc với dân số 5 vạn người. Phía Ðông Fukuroi là Kakegawa và Shizuokạ Kakegawa nổi tiếng với cổ thành Kakegawa. Shizuoka là thành phố chính của tỉnh Shizuoka. Phía Tây Fukuroi là hai thành phố sầm uất Hamamatsu và Nagoya. Vì vậy, dường như lúc nào Fukuroi cũng thường bị người ta quên lãng.

Một phần nó không ở vị trí chiến lược vì bị các thị trấn "đàn anh" dành hết, một phần cái tên Fukuroi cũng nghe hơi "ngô nghê". Người dân ở đây không gì tự hào với thành phố của mình ngoài việc Fukuroi nằm ngay giữa (do manaka) con đường huyết mạch lịch sử Tokaido (Ðông Hải Ðạo). Trong lịch sử Nhật Bản, người Nhật thường nói đến con đường Tokaido 53 trạm (tsugi) nối liền Kyoto và Edo (Tokyo) mà Fukuroi là trạm thứ 27.

Tôi có duyên với Fukuroi vì thị trấn này là quê nhà của cô bạn gái. Lúc còn sinh viên ở thập niên 70, tôi thường tới lui thị trấn này đến nhà thăm cô bạn. Sau này chúng tôi lấy nhau, Fukuroi được "nâng cấp" trở thành quê vợ.

Khoảng đường Tokaido ở Fukuroi có hai hàng cây tùng (matsu) với tuổi thọ gần 300 năm chạy dọc hai bên đường . Trong những bức họa cổ vẽ 53 trạm Tokaido, Fukuroi thường được mô tã với hai hàng cây tùng với những thương nhân (shoubainin) và samurai đi qua đi lại. Nhà Bố Mẹ Vợ Tôi nằm ven con đường Tokaido với hàng cây tùng lịch sử này.

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô Fukuroi04-Tung


Fukuroi chỉ có thế, nhưng có một điều tôi không ngờ là Fukuroi là một nơi có liên quan đến lịch sử cận đại Việt Nam. Trong một chuyến về thăm Bố Mẹ Vợ từ Úc năm 1982, thấy tôi tù túng ở mãi trong nhà Bố vợ tôi bỗng nhiên bảo :
"Tân-kun, gần nhà có một tấm bia Kỷ Niệm do một nhà cách mạng Việt Nam dựng lên. Con có muốn đi xem không?". Lúc đó tôi hơi ngỡ ngàng vì nhà cách mạng Việt Nam nào lại đến cái xứ "khỉ ho cò gáy" này để dựng bia Kỷ Niệm!?

Chúng tôi lái xe đến một ngôi chùa tên là Jorinji (Thường Lâm Tự) cách nhà 5 km, trong khuôn viên của chùa có một tấm bia đá rất lớn đề "Thiển - Vũ Tá-Hỉ-Thái Lăng Công Kỷ Niệm Bi" (Bia Kỷ Niệm Ông Asaba Sakitaro) với những dòng chữ Hán viết theo lối cổ phong. Tôi đọc nhưng không hiểu hết, đại loại như sau :

"Chúng tôi vì quốc nạn bôn ba đến xứ Phù Tang. Ở đây chúng tôi được Ông giúp đỡ. ....Chưa đền đáp được công ơn của Ông thì Ông đã qua đời. Chúng tôi mang một niềm thương tiếc vời vợi....."

Cuối tấm bia có ký tên "Việt Nam Quang Phục Hội". Tôi bàng hoàng vì tại sao một di tích lịch sử quan trọng như thế này không nghe ai nhắc tới. Tôi lại nghĩ ngay đến những người trong phong trào Ðông Du nhưng không biết chính xác ai lập tấm bia đó.

Mãi đến năm 2000 tôi trở Lại Fukuroi, được dịp nói chuyện với anh bạn của tôi là B.C. Trung (Exryu Japan - Nagoya) mới biết là cụ Phan Bội Châu lập nên để tạ ơn một người Bác Sĩ tên là Asaba đã giúp đỡ ông trong những ngày tháng hoạt động cách mạng tại Nhật. Ðược biết mộ Bác Sĩ Asaba ở nghĩa trang chùa Jorinji. Vùng này gọi là Asaba Chou và đến nay con cháu của Bác Sĩ cũng còn sống rãi rác ở đây.

*****

BIA TẠ ƠN

Sau khi bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản (1909), cụ Phan không còn chỗ dung thân. Cụ Phan lê gót đến Thượng Hải, Hàng Châu, Hương Cảng hoặc đi đến những vùng biên cảnh Quảng Tây, Vân Nam để trốn tránh những cuộc truy nả Hoặc bị bắt và sống trong ngục tụ Năm 1917, cụ Phan bí mật trở lại Nhật Bản. Năm 1910, Bác Sĩ Asaba qua đời ở tuổi 43, một năm sau ngày cụ Phan bị trục xuất khỏi Nhật. Trở lại Nhật không gặp lại ân nhân, cụ Phan lấy làm thương tiếc khôn nguôị Ðể thay lời cảm tạ vị ân nhân, cụ Phan quyết định làm bia Kỷ Niệm. Năm sau, cụ trở lại Nhật một lần nửa để thực hiện quyết định này.

Trong "Phan Bội Châu Niên Biểu", cụ Phan viết như sau:

"Tôi (Phan Bội Châu) đến Shizuoka (nhà ga Fukuroi ?) để xem giá cả làm bia bao nhiêu?. Vật liệu đá và công khắc chữ thì tốn 100 yen, tiền chuyên chở hơn 100 yen. Trong túi của tôi thì chỉ còn 120 yen. Tôi và Lý Trọng Bá đến nhà ông Thôn Trưởng làng Higashi Asaba tự sự đầu đuôi. Ông Thôn Trưởng lấy làm cảm động mời chúng tôi qua đêm tại nhà ông. Ông tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh trường Tiểu Học trong thôn nói lên nghĩa cử của Ông Asaba và mục đích của chúng tôi vượt thiên lý đến đây làm bia. Ông kêu gọi phụ huynh quyên góp để giúp chúng tôi thực hiện được quyết tâm. Tiếng vỗ tay đồng tình vang lên như sấm. Công việc làm bia 1 tháng là xong và được đặt gần mộ phần Ông Asaba trong khuôn viên chùa Jorinji. Bia được đặt trên một bục đá cao hơn 1 m, tấm bia cao 2.7 m chiều ngang 0.87 m. Ngày hoàn thành, người trong thôn làm lễ khánh thành và tổ chức yến tiệc. Tất cả đều nằm trong sự lo liệu của ông Thôn Trưởng. Chúng tôi từ đầu đến cuối chỉ trả 100 yen. Tôi đặc biệt viết ra đây để đồng bào Việt Nam biết đến nghĩa cử của những người bạn Nhật Bản"


Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba_BiaTruocMoAsaba-1
Bia tạ ơn trước mộ Ông Asaba trong khuôn viên chùa Joujinji.
Cụ Phan Bội Châu ngồi hàng trước, người thứ hai từ bên phải.



NHỮNG CÂU CHUYỆN TRUYỀN LẠI TRONG HỌ ASABA

"Những việc làm của Ông các con là những nghĩa cử cứu giúp một người nước ngoài khốn khó. Người này rất nổi tiếng ở Ðông Dương lúc đó bị cảnh sát Pháp và Nhật truy nả. Các con không được tiết lộ những điều này ra ngoài".


Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô PBC-Asaba_Sakitaro-1
Ông Asaba Sakitarou


Ðây là lời căn dặn của bà Yukie là mẹ của Kazuko (cháu của Bác Sĩ Asaba). Hơn nửa thế kỷ sau khi cụ Phan và các đồng chí của cụ bị trục xuất ra khỏi Nhật, những việc làm của Bác Sĩ Asaba vẫn được người nhà tuyệt đối giữ bí mật.

"Ông tôi yếu vì bịnh tật, cho nên ông cụ chọn bờ biển Kofutsu có không khí trong lành ở giữa đường quê nhà Asaba Chou và thủ đô Tokyo để thiết lập một bịnh viện. Từ cửa sổ bịnh viện nhìn ra thấy biển và nghe tiếng sóng nước. Những ngày đẹp trời, có thể thấy những làn khói từ núi Mihara của đảo Oshima xa xa. Khi Ông tôi mất, chúng tôi dọn về Numazu. Tôi còn nhớ trong lúc dọn nhà tôi thấy có búp bê và đồ chơi Việt Nam. Tôi không nghe nói nhiều về sự liên hệ của Ông tôi và du học sinh Việt Nam. Chỉ biết rằng có những người Việt Nam đến từ những chiếc thuyền đánh cá cập bến bờ biển Enshu hay bờ biển Kofutsu, giống như những người thuyền nhân tị nan bây giờ.

Những người trong thôn dẫn những người này đến bút đàm với Ông tôi vì họ biết tiếng Hán. Cũng có nhiều người đến bằng xe lửa hoặc tàu thủy tập trung đến bịnh viện để được bao che giúp đỡ. Trong bịnh viện lúc nào cũng có vài chục người nghèo khó sống với nhau. Trong những người này có nhóm du hoc sinh Việt Nam. Mẹ tôi thường đến phòng của những người trong nhóm này để nghe họ đánh đàn guitar hoặc kéo violin. Có người sống ở đây hơn 2 năm, nhưng phần lớn họ thay phiên nhau sống trong 1 thời gian ngắn. Có lẽ, họ sợ gây phiền nhiễu đến sinh hoạt bịnh viện.

Sau đó không bao lâu, vì có bố cáo của cảnh binh Pháp, cảnh sát sở tại đến điều trạ Có một số bị bắt câu lưu tại sở Cảnh Sát Odawara. Ông tôi bèn chuyển vài người du hoc sinh về nhà riêng ở Umeyama"



http://www.erct.com/2-ThoVan/TruongVTan/TVT_TamBiaCuPhan.htm
http://www.asaba.or.jp/machiokosi/vietnam/

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô _
PostSubject: Re: Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô   Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô I_icon_minitime

Back to top Go down
 

Phan Bội Châu và Asaba Sakitarô

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com