♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung _
PostSubject: Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung   Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung I_icon_minitime15.02.11 9:34

TRẦN THỊ DUNG (陳氏庸, ? – 1259)

Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý, em gái của Trần Thừa (cha của Thái Tông Trần Cảnh) và Trần Tự Khánh. Bà sinh ra ở Yên Sinh (Đông Triều – Quảng Ninh), sau thì về ở hương Tức Mặc (Nam Định) rồi lại dời sang định cư ở Hải Ấp (Thái Bình).

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “… Chuyện bắt đầu từ khi Hoàng tử Sảm (Lý Huệ Tông sau này) chạy loạn về quê ngoại ở Hải Ấp năm Kỷ Tý (tức năm 1209) thấy con gái Trần Lý có nhan sắc bèn lấy làm vợ …”. Đến năm 1210 thì Lý Cao Tông mất, Thái tử Sảm nối ngôi tức Lý Huệ Tông khi 16 tuổi. Huệ Tông liền đem thuyền rồng về Hải Ấp đón Thị Dung lập làm Nguyên phi. Sang năm Bính Tý (năm 1216) thì sắc phong bà làm Hoàng hậu.

Năm 1225, nhà Lý mất ngôi. Năm 1226, Huệ Tông mất, nhà Trần giáng Trần Thị Dung làm Thiên cực công chúa rồi gả cho Trần Thủ Độ. Về sau vua Trần Thái Tông phong là Linh Từ quốc mẫu.
Trần Thị Dung mất năm Kỷ Mùi (năm 1259).

Bàn về Trần Thị Dung thì sử gia Ngô Sĩ Liên có nói:

Trợ Lý, hưng Trần phù Ngự chúa
Cổ lai hãn kiến thử tài nhân

Như thế đủ cho thấy được công lao của Trần Thị Dung trong việc gây dựng nên cơ nghiệp của vương triều Đông A.

Vào những năm cuối triều Lý, đất nước rơi vào tình trạng sa sút về kinh tế, hỗn loạn về chính trị. Sau khi Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng thì Trần Thị Dung giữ quyền nhiếp chính thay cho con trẻ. Nhận biết được sự suy vong không thể nào cứu vãn nổi của triều Lý, bà cùng Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ xếp đặt việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh năm 1225, trao quốc quyền cho họ Trần - một dòng họ lớn mạnh nhất lúc bấy giờ. Như vậy, trong cuộc thay đổi triều đại như vậy thì Trần Thị Dung cùng Trần Thủ Độ thực là những nhà chính trị sáng suốt. Vương triều Đông A được thành lập mở đầu cho thời kì phát triển rực rỡ khác của Đại Việt.

Nhà Trần vừa thành lập đang phải lo việc đánh dẹp các thế lực cát cứ, củng cố chính quyền trung ương và xây dựng lại đất nước, chuẩn bị đối phó với nguy cơ xâm lược từ phương bắc thì bấy giờ, trong nội bộ hoàng tộc nhà Trần lại nảy sinh mâu thuẫn, tạo nguy cơ chia rẽ sâu sắc. Hoàng hậu Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) của Thái Tông Trần Cảnh không có con mà Thuận Thiên (chị của Chiêu Hoàng, vợ của Trần Liễu – anh trai của Trần Cảnh) thì có mang ba tháng. Trần Thủ Độ liền đưa Thuận Thiên vào lập làm Hoàng hậu và giáng Chiêu Thánh làm công chúa rồi gả cho Lê Phụ Trần. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân ra sông Cái làm loạn. Khởi binh được hai tuần, thấy khó lòng đối lập mãi với triều đình, Trần Liễu bèn giả làm người đánh cá bơi thuyền đến chỗ Trần Cảnh xin hàng. Thái sư Trần Thủ Độ nghe được liền đến ngay thuyền vua mà đòi giết Trần Liễu, vua Thái Tông can mãi mới thôi. Bấy giờ nhờ có Linh Từ quốc mẫu điều đình mà mâu thuẫn được hòa giải, tình anh em, chú cháu, vua tôi lại như xưa (dù Trần Liễu vẫn chưa bỏ qua). Trần Thị Dung là người có uy tín lớn, mọi người vị nể, chính việc đứng ra hàn gắn mâu thuẫn, tạo lại tình đoàn kết trong nội bộ hoàng tộc nhà Trần là một kế sách quan trọng trong việc giữ nước mà về sau, Trần Hưng Đạo đã tổng kết làm nên bài học lớn cho đời sau.

Năm 1258, cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên diễn ra. Trước thế giặc mạnh, quân dân Đại Việt đành phải bỏ cả Thăng Long mà rút về phía nam. Trong tình thế ấy, Trần Thị Dung đã nhận lấy trách nhiệm thực hiện kế “thanh dã”, đưa người, vũ khí và lương thực ra khỏi kinh đô, để lại vườn không nhà trống cho giặc tiến vào. Đồng thời, bà cũng đã che chở, bảo vệ cho Hoàng gia khi lâm nạn. Về việc này, Ngô Sĩ Liên có chép: “…Linh Từ giữ gìn hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tướng soái thoát khỏi giặc cướp...

Có thể nói Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có tài tổ chức hậu cần, hậu phương trong chiến tranh giữ nước.

Bà cùng với Thái sư Trần Thủ Độ thực là hai nhân vật quan trọng trong việc gây dựng và bảo vệ cho Vương triều Đông A thuở ban đầu. Hai tiếng "Quôc mẫu" thực xứng đáng!

Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần.” (Ngô Sĩ Liên – Đại Việt sử kí toàn thư)




Trần Thị Dung – “Nữ tướng hậu cần” đời nhà Trần

Trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Vai trò ấy được xây dựng một phần bởi đặc điểm lịch sử dân tộc, phần khác bởi quan niệm truyền thống giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Có một người phụ nữ - dù không trực tiếp cầm binh khí đối mặt kẻ thù, dù không đóng vai trò thủ lĩnh trước đông đảo quần chúng... nhưng bà đã góp một phần không nhỏ trong chiến thắng vang dội của triều Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258). Đó là bà Trần Thị Dung, người phụ nữ được mệnh danh là "Nữ tướng hậu cần" của nhà Trần
Trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Vai trò ấy được xây dựng một phần bởi đặc điểm lịch sử dân tộc, phần khác bởi quan niệm truyền thống giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Có một người phụ nữ - dù không trực tiếp cầm binh khí đối mặt kẻ thù, dù không đóng vai trò thủ lĩnh trước đông đảo quần chúng... nhưng bà đã góp một phần không nhỏ trong chiến thắng vang dội của triều Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258). Đó là bà Trần Thị Dung, người phụ nữ được mệnh danh là "Nữ tướng hậu cần" của nhà Trần

Trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Vai trò ấy được xây dựng một phần bởi đặc điểm lịch sử dân tộc, phần khác bởi quan niệm truyền thống giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Có một người phụ nữ - dù không trực tiếp cầm binh khí đối mặt kẻ thù, dù không đóng vai trò thủ lĩnh trước đông đảo quần chúng... nhưng bà đã góp một phần không nhỏ trong chiến thắng vang dội của triều Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258). Đó là bà Trần Thị Dung, người phụ nữ được mệnh danh là "Nữ tướng hậu cần" của nhà Trần.

Trần Thị Dung (?-1259) tên tục là Trần Thị Ngừ, con gái Trần Lý, là dòng họ có thế lực ở vùng đất Lưu Gia, Hải Ấp lúc bấy giờ (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Trần Thị Dung chào đời khi triều Lý đang đi vào con đường suy sụp, bấy giờ vua Lý là Lý Cao Tông (1175-1210) sa vào lối sống sa đọa, không chăm lo việc triều chính, quần thần hãm hại nhau. Thái tử nhà Lý là Lý Hạo Sảm phần buồn rầu, phần lo sợ chốn nội cung nên bỏ kinh thành ra ngoài, khi đến vùng Lưu Gia, say mê nhan sắc của cô gái Trần Thị Dung, nên đã cưới làm vợ (năm 1209).

Cuối năm 1210, Thái tử Sảm lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Lý Huệ Tông (1210-1224), bà Trần Thị Dung được mời về cung nhưng cuộc đời của bà hoàng hậu cuối cùng của dòng họ Lý cũng không ít phen lận đận. Thoạt đầu cuộc hôn nhân của bà với Thái tử Lý Hạo Sảm không được triều Lý chấp nhận vì cho rằng Thái tử Lý Hạo Sảm cưới bà khi đang chạy loạn. Tuy nhiên với đức tính hiền từ, đạo đức nên bà được nhà vua ưu ái sắc phong Nguyên Phi (bậc cao nhất trong hàng thứ hai của vợ vua, sau Hoàng hậu). Năm 1213, vì có chút nghi ngờ đối với người anh trai của bà là Trần Tự Khánh nên vua Lý Huệ Tông đã giáng bà xuống hàng Ngự Nữ (bậc thấp nhất trong các thứ bậc của vợ vua). Đầu năm 1216, bà được phong làm Thuận Trinh Phu Nhân và cuối năm ấy được sắc phong làm Hoàng hậu. Tuy nhiên do sự dèm pha của đám quan thần nên bà bị Thái hậu ghét bỏ.

Hoàng hậu triều Lý Trần Thị Dung sinh hạ hai công chúa. Trưởng công chúa là Thuận Thiên, sinh năm Bính Tý (1216), sau gả cho Trần Liễu (thân sinh của Trần Hưng Đạo) và công chúa thứ hai là Chiêu Thánh, sinh năm Mậu Dần (1218), sau kết hôn với Trần Cảnh (em ruột của Trần Liễu). Vì Lý Huệ Tông không có con trai lại mắc bệnh điên nên Chiêu Thánh được truyền ngôi lấy niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225), sau đó nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Cuộc chuyển giao nền thống trị giữa hai triều đại Lý và Trần diễn ra trong không khí hòa bình, công lao đó không thể không có bóng dáng của bà Trần Thị Dung. Kể từ đó, nhà Trần được lập và cũng là quá trình bà Trần Thị Dung trong vai trò Quốc mẫu dù không được phong tước hiệu, không được xướng tên đăng đàn, nhưng đã luôn tìm cách tạo điều kiện cho họ Trần phát triển thế lực, ngay cả khi bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và gả cho Thái sư Trần Thủ Độ, bà vẫn một lòng hy sinh cho sự hưng thịnh của dòng tộc họ Trần. Chính sự khiêm nhường và lòng trung thành không chút so bì của bà mà vua Trần Thái Tông (1226-1258) đã ban cho bà rất nhiều đặc ân.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm Mậu Ngọ (1258), trước thế giặc mạnh, chủ trương của triều đình nhà Trần là tạm thời rút khởi thành Thăng Long, thực hiện vườn không nhà trống nhằm tiêu hao sinh lực địch rồi sau đó tổ chức đánh úp. Cuộc rút lui khỏi thành Thăng Long gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp bởi ngoài lực lượng quân đội còn có hoàng tộc, thân nhân quan lại. Nhận thấy năng lực và lòng trách nhiệm của phu nhân Thái sư Trần Thị Dung, triều đình đã ủy thác cho bà toàn bộ trọng trách bảo đảm an toàn cho hoàng gia và tích trữ hậu cần cho quân đội trong cuộc rút lui. Trước khi quân ta rút khỏi Thăng Long, bà đã đôn đốc công việc chuẩn bị tích trữ lương thực, vận chuyển về vùng hậu phương an tòan. Dưới sự chỉ huy của bà, các thuyền bè lánh nạn có thu giấu binh khí đều bị khám xét và tịch thu để dùng vào việc quân. Ngày mười ba tháng chạp năm Đinh Tỵ (1257), khi quân nhà Trần cho phá cầu Phủ Lỗ (nay thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội), bày trận ở bên sông chặn giặc Mông Cổ thì Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung chỉ huy hoàng gia lặng lẽ, trật tự tản cư khỏi kinh thành Thăng Long. Quân Mông Cổ vào kinh thành nhưng Thăng Long là một trận địa vườn không nhà trống: không người, không lương thực. Ngày 24 tháng Chạp, quân dân nhà Trần mở trận đánh úp ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, khoảng phía trên cầu Long Biên, Hà Nội), đang trong tình thế quẫn bách tiến thoái lưỡng nan và cũng không kịp trở tay, quân Mông Cổ đành rút chạy về nước. Thành Thăng Long được giải phóng sau 9 ngày bị giặc chiếm đóng. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258) của quân dân nhà Trần thắng lợi lớn, chiến công đó có sự đóng góp không nhỏ của nữ tướng hậu cần Trần Thị Dung.

Không chỉ là nữ tướng giỏi trong việc nước mà trong gia tộc họ Trần, bà Trần Thị Dung còn là một phụ nữ rất có uy tín và có sức thuyết phục. Khi An Sinh Vương Trần Liễu có hiềm khích([1]) với em trai mình là vua Trần Thái Tông, bà Trần Thị Dung với tư cách là người cô của vua đã đứng ra dàn xếp cuộc hòa hòa giải. Nhờ đó, tình nghĩa huynh đệ được giữ vững, sự đoàn kết trong nội bộ gia tộc được thắt chặt hơn và trên hết là sức mạnh của hàng ngũ lãnh đạo nhà Trần được phát huy tối đa trước trước họa ngoại xâm bên ngoài.

Tháng Giêng, năm Kỷ Mùi (1259), bà qua đời, hưởng thọ gần 70 tuổi, được vua Trần Thái Tông phong là Linh từ Quốc mẫu, đây là đặc cách của nhà Trần vì theo qui định vinh hiệu này chỉ ban cho Hoàng hậu nhà Trần mà thôi. Lịch sử ghi nhận vương triều nhà Trần đã sản sinh ra các vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng soái tài ba, nhiều nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo... nhưng không thể không nhắc đến Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, người phụ nữ mà cuộc đời và tên tuổi không chỉ gắn liền với hai triều đại phong kiến thịnh vượng trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam mà còn mang sứ mệnh đúng như sử thần Ngô Sĩ Liên đã nhận định: “Thế mới biết trời sinh ra Linh từ là để mở nghiệp nhà Trần vậy”([2]).

Cuối năm 2008, cùng với lễ yên vị thánh tượng các vua đầu triều Trần và Thái sư Trần Thủ Độ, thánh tượng Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung cũng được long trọng đưa vào thờ phụng tại nội điện Thái Đường Lăng (cụm di tích Đền thờ các vua Trần), nay thuộc địa bàn làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; điều này không chỉ thể hiện sự ghi ơn của hậu thế về công lao to lớn của bà mà còn là sự tôn vinh tấm gương người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc.

ThS. Phạm Thị Minh Tâm
_______________________
[1] Trần Thái Tông lấy Lý Chiêu Hoàng 12 năm mà chưa có con nên Trần Thủ Độ mưu ép vua bỏ vợ để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu) là công chúa Lý Thuận Thiên đang có mang 3 tháng. Vì lẽ này, Trần Liễu đem quân ra sông Cái nổi loạn; còn Trần Thái Tông trốn lên núi Yên Tử. Khi Trần Liễu thấy yếu thế xin hàng, Trần Thủ Độ toan giết, nhưng Trần Thị Dung đã kịp thời điều đình, dàn xếp mối bất hòa.

[2] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, H, 1998, tr. 31
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
 

Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam :: Nhà Trần★陳朝-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Create a forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com